Thân Hữu Đồng Công - Hải Ngoại

Giáo Hội Hiện Thế: Thời Khoảng 10-12/6/2024

Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,

Với tất cả lòng tin tưởng vào LTXC, Đấng làm chủ tất cả mọi sự cùng làm được tất cả những gì con người bất lực và tàn phá,

chúng ta tiếp tục hiệp thông cầu nguyện và theo dõi tình hình Giáo Hội Hiện Thế trong thời khoảng 3 ngày qua ở những đường kết nối tùy nghi sau đây:


GIÁO HỘI

Tiếp kiến chung 12/6/2024: Hãy mang theo Sách Tin Mừng trong túi. Đọc Tin Mừng là điều quan trọng cho cuộc sống

Đức Thánh Cha gặp gỡ nhóm linh mục thứ ba của Giáo phận Roma

ĐTC Phanxicô thăm tòa thị chính Roma, ca ngợi tinh thần tiếp đón và hội nhập của Roma

Đức Thánh Cha cảnh báo việc khai thác đại dương

ĐTC Phanxicô sẽ gặp gỡ các diễn viên hài nổi tiếng

Năm Thánh và ơn toàn xá nhân 375 năm phép lạ Thánh Thể ở Peru

Tình trạng sách nhiễu Kitô giáo ở Thánh Địa gia tăng đáng báo động

Các Giám mục Ý kêu gọi các lãnh đạo Nhóm G7 mạnh dạn tìm kiếm hòa bình

Đài thiên văn Vatican tổ chức hội nghị về lỗ đen và sóng hấp dẫn

Nhìn lại Năm Thánh Lòng Thương Xót năm 2015 - ĐTC Phanxicô mở Cửa Thánh ở

Toà Thánh tham dự diễn đàn vì một Internet an toàn và toàn diện

Chứng tá đức tin của cô Gaelle Drewnowski người Pháp bị khuyết tật

Đức Tổng Giám mục Camerun kêu gọi tín hữu thận trọng về sự kiện Đức Mẹ hiện

Giáo hội Công giáo Thổ Nhĩ Kỳ được thánh hiến cho Thánh Tâm Chúa Giêsu

Chưa tới 50 gia đình Kitô trở lại Mosul sau 7 năm được giải phóng

Các Giám mục Châu Âu kêu gọi các lãnh đạo được bầu chọn hãy phục vụ mọi công

Đức TGM Sydney than phiền tự do tôn giáo đang bị suy mòn ở Úc

Hai đại sứ của Israel và Palestine cạnh Tòa Thánh khen ngợi giờ cầu nguyện

HIỆN THẾ

Tổng thống Ukraine kêu gọi công dân hồi hương

Ukraine tuyên bố sẽ chấm dứt xung đột với Nga theo điều khoản riêng 

Nga lên dây cót tấn công hạt nhân chiến thuật, sẵn sàng đối đầu NATO?

Nga mở rộng tập trận vũ khí hạt nhân chiến thuật đến sát biên giới NATO

Ủy ban điều tra LHQ kết luận Israel, Hamas phạm tội ác chiến tranh

Hamas yêu cầu chỉnh sửa đề xuất ngừng bắn ở Gaza

Mỹ tính đàm phán thỏa thuận đơn phương với Hamas

Gaza : Hội Đồng Bảo An thông qua Nghị quyết ngưng bắn do Mỹ đề xuất

Dân Philippines biểu tình, tố cáo Trung Quốc ‘gây hấn’ ở Biển Đông 

 Khi các tỷ phú có quyền lực hơn cả Nhà nước

Chiếm đường phố Los Angeles sáng sớm, hàng chục người đột nhập cửa hàng

Hành khách mất valise ở phi trường, tìm tới tận nhà kẻ trộm

Trung Quốc đối mặt nắng nóng kỷ lục sau mùa xuân nóng nhất

Nam California rủi ro thiên tai cao nhất Hoa Kỳ, thiệt hại $7 tỷ dự báo 2024

Chỉ trong 15 ngày, sét đánh làm 21 người chết ở Campuchia

Cháy trung tâm thương mại người Việt tại Czech

Việt Nam : Ai sẽ thay tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ?

Tổng thống Putin thăm Việt Nam tuần tới trong bối cảnh có đủ 'Tứ Trụ' ?

Bùng nổ cuộc chiến giữa Trọng và Lâm, nếu Huy Đức ra tòa 

Thường vụ Quốc hội VN đồng ý cho cảnh sát giao thông hưởng 85% tiền phạt người vi phạm

Buổi hòa nhạc vinh danh người lính Việt Nam Cộng hòa

Những bình nước miễn phí ở Sài Gòn

Bồi đắp ở Trường Sa: '2024 sẽ là năm kỷ lục của Việt Nam'


Tiếp kiến chung 12/6/2024: Hãy mang theo Sách Tin Mừng trong túi. Đọc Tin Mừng là điều quan trọng cho cuộc sống

Trong bài giáo lý tại buổi tiếp kiến chung vào sáng thứ Tư ngày 12/6/2024 Đức Thánh Cha chia sẻ về hoạt động “linh hứng” của Chúa Thánh Thần. Đức Thánh Cha giải thích rằng Chúa Thánh Thần là Đấng đã linh hứng cho các tác giả Thánh Kinh nên chúng ta nhận biết đây là Lời Chúa. Người cũng là Đấng giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, làm cho Kinh Thánh trở nên sống động và hiệu quả. Ngài mời gọi các tín hữu hãy mang theo Sách Tin Mừng trong túi, đọc và suy niệm để hiểu tình yêu Chúa.

Vatican News 

Buổi tiếp kiến bắt đầu với việc công bố đoạn thư thứ hai của Thánh Phêrô (2 Pr 1,20-21):

[Thưa anh em], nhất là anh em phải biết điều này: không ai được tự tiện giải thích một lời ngôn sứ nào trong Sách Thánh. Quả vậy, lời ngôn sứ không bao giờ lại do ý muốn người phàm, nhưng chính nhờ Thánh Thần thúc đẩy mà có những người đã nói theo lệnh của Thiên Chúa.

Sau đó Đức Thánh Cha bắt đầu bài giáo lý như sau:

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Chúng ta hãy tiếp tục bài giáo lý về Chúa Thánh Thần, Đấng hướng dẫn Giáo hội hướng tới Chúa Kitô, niềm hy vọng của chúng ta. Lần trước chúng ta đã chiêm niệm về hoạt động của Chúa Thánh Thần trong công trình sáng tạo; hôm nay chúng ta sẽ xem xét điều đó trong mặc khải, trong đó Sách Thánh là chứng tá uy tín và được linh hứng bởi Thiên Chúa.

Chúa Thánh Thần đã linh hứng các Sách Thánh

Trong Thư thứ hai của Thánh Phaolô gửi cho ông Timôthê có câu: “Tất cả những gì viết trong Sách Thánh đều do Thiên Chúa linh hứng” (3,16). Và một đoạn khác trong Tân Ước nói: “Chính nhờ Chúa Thánh Thần thúc đẩy mà có những người đã nói theo lệnh của Thiên Chúa” (2 Pr 1,21). Đây là giáo lý về sự linh hứng của Thiên Chúa trong Kinh Thánh, điều mà chúng ta công bố như một tín điều trong Kinh Tin Kính, khi chúng ta nói rằng Chúa Thánh Thần “đã phán dạy qua các ngôn sứ”.

Chúa Thánh Thần, Đấng đã linh hứng các Sách Thánh, cũng là Đấng giải thích và làm cho Kinh Thánh luôn sống động và năng động. Từ việc được linh hứng, Chúa Thánh Thần làm cho các Sách thánh trở nên nguồn linh hứng. Công đồng Vatican IInói rằng “Các Sách Thánh được Thiên Chúa linh hứng và được ghi chép một lần cho mãi mãi, truyền đạt Lời của chính Thiên Chúa cách bất di bất dịch và làm vang dội tiếng Chúa Thánh Thần trong lời của các Ngôn sứ và các Tông đồ” (số 21). Bằng cách này, Chúa Thánh Thần tiếp tục, trong Giáo hội, hoạt động của Đấng Phục Sinh, Đấng mà sau lễ Vượt Qua, “đã mở trí cho các môn đệ để hiểu Kinh Thánh” (x. Lc 24,45).

Chúa Thánh Thần soi sáng giúp chúng ta hiểu Kinh Thánh

Trên thực tế, có thể xảy ra là chúng ta đã đọc nhiều lần một đoạn Kinh Thánh nào đó nhưng không có tâm tình cụ thể nào; rồi một ngày chúng ta đọc đoạn này trong bầu khí đức tin và cầu nguyện, và đoạn sách đó được soi sáng cách bất ngờ, nói với chúng ta, làm sáng vấn đề mà chúng ta đang gặp phải, làm sáng tỏ ý muốn của Thiên Chúa dành cho chúng ta trong một tình huống nào đó. Sự thay đổi này là do đâu nếu không phải là bởi sự soi sáng của Chúa Thánh Thần? Những lời Kinh Thánh, dưới tác động của Chúa Thánh Thần, trở nên sáng ngời; và trong những trường hợp đó, chính chúng ta có thể thấy ​​cách trực tiếp lời khẳng định trong Thư gửi tín hữu Do Thái đúng như thế nào: “Lời Thiên Chúa là lời sống động, hữu hiệu và sắc bén hơn cả dao hai lưỡi...”

Giáo hội có thẩm quyền giải thích và có nhiệm vụ giúp hiểu đúng bản văn Kinh Thánh

Giáo Hội được nuôi dưỡng bằng việc đọc sách thiêng liêng, đọc Sách Thánh, nghĩa là bằng cách đọc dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, Đấng đã linh hứng Sách Thánh. Ở trọng tâm của Sách Thánh, giống như ngọn hải đăng soi sáng mọi sự, có biến cố sự chết và sự phục sinh của Chúa Kitô, biến cố hoàn thành kế hoạch cứu độ, hiện thực hóa mọi hình ảnh và lời tiên tri, mặc khải tất cả các mầu nhiệm ẩn giấu và đưa ra chìa khóa đích thực để đọc toàn bộ Kinh Thánh. Sự chết và phục sinh của Chúa Kitô là hải đăng chiếu sáng toàn bộ Kinh Thánh và cũng chiếu sáng cuộc sống của chúng ta. Sách Khải Huyền mô tả tất cả những điều này bằng hình ảnh Chiên Con mở các ấn của cuốn sách “viết cả trong lẫn ngoài, được niêm bảy ấn” (xem 5,1-9), tức là Kinh Thánh Cựu Ước. Giáo Hội, Hiền thê của Chúa Kitô, là nhà giải thích được ủy quyền của bản văn được linh hứng, là trung gian của việc công bố đích thực của Giáo hội. Vì Giáo Hội được ban Chúa Thánh Thần nên Giáo hội là “cột trụ và điểm tựa của chân lý” (1 Tm 3,15). Nhiệm vụ của Giáo Hội là giúp đỡ các tín hữu và những người tìm kiếm sự thật giải thích chính xác các bản văn Kinh Thánh.

Đọc và suy niệm Lời Chúa mỗi ngày là điều quan trọng cho cuộc sống

Một cách đọc sách thiêng liêng bằng cách đọc Lời Chúa là thực hành lectio divina. Việc này có nghĩa là dành một ít thời gian trong ngày để đọc một đoạn Kinh Thánh một cách cá nhân và suy niệm đoạn Sách Thánh.

Đức Thánh Cha chia sẻ bộc phát rằng: Điều này rất quan trọng. Mỗi ngày hãy dành thời gian để lắng nghe. Nếu tôi có nhiều thời gian thì suy gẫm, đọc một đoạn Kinh thánh. Và vì lý do này, tôi khuyên anh chị em: hãy luôn có một cuốn Tin Mừng bỏ túi và mang theo trong túi, trong túi của anh chị em... Vì vậy, khi đi du lịch hoặc khi rảnh rỗi một chút, hãy lấy Sách Tin Mừng và đọc một điều gì đó. Điều này rất quan trọng đối với cuộc sống. Hãy mang một cuốn Tin Mừng bỏ túi và đọc trong ngày một, hai lần, khi có thời gian.

Đức Thánh Cha trở lại bài giáo lý: Nhưng cách đọc Thánh Kinh một cách tốt nhất là cách đọc trong cộng đoàn, được thực hiện trong Phụng vụ và đặc biệt trong Thánh lễ. Ở đó, chúng ta thấy một sự kiện hay một giáo huấn được trình bày trong Cựu Ước được ứng nghiệm trọn vẹn trong Tin Mừng của Chúa Kitô như thế nào. Và bài giảng phải giúp chuyển Lời Chúa từ cuốn sách vào cuộc sống.

Bài giảng ngắn gọn

Đức Thánh Cha cũng đưa ra một lưu ý và nhắc nhở về bài giảng; ngài khuyên các linh mục giảng ngắn gọn: một hình ảnh, một suy tư và một tâm tình. Bài giảng không được kéo dài quá tám phút, vì dài hơn thời gian này thì chúng ta sẽ mất chú ý và mọi người dễ buồn ngủ. Ngài tóm lại là bài giảng ngắn, với một tư tưởng, một tâm tình và một điều để thực hiện.

Đức Thánh Cha tiếp tục bài giáo lý: Trong số rất nhiều lời của Thiên Chúa mà chúng ta nghe hàng ngày trong Thánh Lễ hoặc trong các Giờ Kinh Phụng vụ, luôn có một lời dành riêng cho chúng ta. Được đón nhận vào tâm hồn, lời đó có thể chiếu sáng ngày sống của chúng ta và làm cho lời cầu nguyện của chúng ta sinh động hơn.

Toàn bộ Kinh Thánh thuật lại tình yêu của Thiên Chúa

Chúng ta hãy kết thúc bằng một ý nghĩ có thể giúp chúng ta yêu mến Lời Chúa. Giống như một số bản nhạc, Sách Thánh cũng có một nốt nền đi kèm từ đầu đến cuối, và nốt này là tình yêu Thiên Chúa. “Toàn bộ Kinh Thánh” - Thánh Augustinô nhận xét – “không làm gì khác hơn là thuật lại tình yêu của Thiên Chúa”[1]. Và Thánh Grêgôriô Cả định nghĩa Kinh Thánh là “một bức thư của Thiên Chúa toàn năng gửi cho thụ tạo của Người”, như một bức thư của Chú Rể gửi cho cô dâu của mình, và kêu gọi chúng ta “học cách nhận biết trái tim của Thiên Chúa qua những lời của Thiên Chúa”.[2] “Qua việc mặc khải này – Công đồng Vatican II nói – Thiên Chúa vô hình, trong tình yêu chan hòa của Người, đã ngỏ lời với loài người như với bạn hữu và đến nói chuyện với họ để mời gọi và chấp nhận cho họ đi vào cuộc sống của chính Người” (Dei Verbum, 2).

Trước khi kết thúc bài giáo lý, Đức Thánh Cha nhắc lại: Anh chị em thân mến, hãy tiếp tục đọc Kinh Thánh, nhưng đừng quên cuốn Tin Mừng bỏ túi: hãy mang trong túi của anh chị em và đọc một đoạn vào lúc nào đó trong ngày. Và điều này sẽ mang anh chị em đến rất gần với Chúa Thánh Thần hiện diện trong Lời Chúa.

Và Đức Thánh Cha kết thúc bài giáo lý: Cầu xin Chúa Thánh Thần, Đấng linh hứng các Sách Thánh và hiện đang thở từ Kinh Thánh, giúp chúng ta nắm bắt được tình yêu này của Thiên Chúa trong những hoàn cảnh cụ thể của đời sống chúng ta. Cám ơn anh chị em.

[1] De catechizandis rudibus, I, 8, 4: PL 40, 319.

[2] Registrum Epistolarum, V, 46 (ed. Ewald-Hartmann, pp. 345-346).